+
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHỆ AN
HỖ TRỢ
OCOP NGHỆ AN
35.000 VNĐ
call
160.000 VNĐ
170.000 VNĐ
650.000 VNĐ
Trên thực tế, nghề nuôi ong lấy mật ở xã Nam Thanh đã có từ nhiều năm trước, nhưng chủ yếu là tự phát ở các gia đình nên còn manh mún, sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của người dân. Thế nhưng, những năm gần đây, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, rủi ro thấp, lại có thu nhập thường xuyên, phù hợp với phát triển kinh tế hộ của nhiều gia đình trên địa bàn xã đã và đang nhân rộng mô hình, nhằm tăng thu nhập cho các hộ dân. Với mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình Ông Nguyễn Kim Đống, có lẽ không xa lạ với người dân Nam Thanh. Hiện gia đình ông là một trong những hộ có số lượng đàn ong lớn nhất xã Nam Thanh hiện nay (120 đàn). Gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật cách đây gần 20 năm. Thời gian đầu, gia đình ông chỉ nuôi quy mô nhỏ, với mục đích để dùng là chính. Sau nhiều năm nuôi, dần dần, nhận thấy vùng đất quê hương mình có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển nghề nuôi ong, nhất là diện tích vườn đồi rộng, ông Đống đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi cách làm hay của các mô hình nuôi ong đã thành công ở nhiều địa phương rồi bắt đầu đầu tư máy móc phục vụ quá trình sản xuất mật ong một cách bài bản hơn. Hiện nay, gia đình ông cùng với 09 hộ trên địa bàn xã liên kết thành lập Hợp tác xã nuôi ong mật Nam Thanh, xây dựng sản phẩm OCOP mang đặc trưng Mật Ong thiên nhiên Nam Thanh. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi và được những chủ ong có kinh nghiệm lâu năm giúp đỡ, ông Đống đã học được nghề nuôi ong khá thành thạo. Ông quyết định dùng toàn bộ vốn liếng tích góp được, vay thêm từ người thân để triển khai mô hình nuôi ong lấy mật. Ban đầu chỉ với số lượng ít, dần dần quen tay, ông mạnh dạn chia đàn mở rộng mô hình nuôi ong. Đến thời điểm hiện tại, ông đã có 120 thùng ong. Nhờ vị trí nuôi thuận lợi, cây có nhiều hoa và lượng thức ăn dồi dào nên đàn ong cho nhiều mật. Trung bình mỗi tổ 1 năm thu hoạch 2-3 lần, mỗi lần quay mật, một thùng ong cho từ 10 – 12 kg mật và được thương lái đến thu mua tận nơi với giá bình quân khoảng 200.000 - 230.000 đồng/lít. Mỗi năm sau khi trừ chi phí ông thu về 50 -100 triệu đồng. Theo ông Đống, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Mỗi ngày người nuôi chỉ cần bỏ ra khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ để chăm sóc, vệ sinh thùng ong. Nhưng quá trình chăm sóc lại đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và nắm rõ đặc tính của ong như di chuyển, ăn, xây tổ, chia đàn... Ông chia sẻ thêm: Nuôi ong chỉ để lấy mật dùng trong gia đình thì khá dễ nhưng nuôi số lượng lớn để có thu nhập thì rất khó. Người nuôi cần phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất của con ong. Sống với ong như bạn thì mới nuôi ong được. Muốn ong cho mật tốt phải đem ong đến những vùng có mùa hoa nở rộ. Nếu không nắm vững thì khi đưa đàn ong đến những nơi có hoa để hút mật mà hoa đã tàn, lúc đó mật thì không có, ong bị đói, cắn nhau chết hàng loạt. Nhờ được muôi dưỡng hoàn toàn từ thiên nhiên nên sản phẩm mật ong Nam Thanh của các gia đình trong Hợp tác xã nuôi ong mật Nam Thanh luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Những dòng mật đặc sánh màu vàng nhạt bắt mắt. Nhấp vào đầu lưỡi, có thể cảm quan ngay một mùi hương thơm đặc trưng, có vị riêng so với những loại mật ong từ hoa khác. Theo Ông Đống ( Giám đốc HTX nuôi ong mật Nam Thanh), chỉ một số xã trên địa bàn huyện Nam Đàn mới có rừng tự nhiên để phát triển nghề nuôi ong rừng nên lượng mật này khá hiếm. Đáng nói, hoa từ cây Nhãn, cam, bưởi, sim, Mua, v.v… hoàn toàn sạch tự nhiên, không thuốc bảo vệ thực vật, không bón phân hóa học nên có thể nói. “Mật ong Thiên nhiên Nam Thanh chất đến từng giọt” và là loại mật hữu cơ đúng nghĩa. Chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có mã vạch, hạn sử dụng và được phân phối rộng rãi..., là những tiêu chí mà mô hình nuôi ong lấy mật của Hợp tác xã nuôi ong lấy mật Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã và đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhằm khẳng định thương hiệu và trở thành thói quen tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của người dân. Thời gian tới, mô hình nuôi ong mật của Hợp tác xã hướng đến sản xuất quy mô tăng số lượng đàn, đầu tư mở rộng cơ sở vật chất như nhà xưởng để xử lý chiết lọc, đóng chai, tổ chức liên kết với các hộ nuôi ong khác trên địa bàn xã. Để đạt được hiệu quả cao, rất cần các cấp, ngành tạo điều kiện hơn nữa để tham gia nhiều sự kiện, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm mật ong đến với người tiêu dùng.