+
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHỆ AN
HỖ TRỢ
OCOP NGHỆ AN
200.000 VNĐ
call
7.000 VNĐ
Núi Thiên Nhẫn không chỉ là địa danh minh chứng cho lịch sử hùng hồn, cho cảnh đẹp thanh nhàn của quê hương xứ Nghệ mà nơi đây còn sản sinh ra một loại quả đặc sản thơm ngon, mọng nước nổi tiếng khắp muôn phương đó chính là Chanh Thiên Nhẫn.
Chanh Thiên nhẫn xuất hiện đầu tiên từ thời Pháp thuộc được trồng tại xã Nam Kim, theo thời gian cây chanh được nhân rộng trồng dọc theo vùng đồi núi thuộc dãy núi Thiên nhẫn từ xã Khánh Sơn lên tới vùng xã Nam Tân, Nam Lộc cũ. Cây chanh không những là cây cho giá trị kinh tế, thu nhập cao của các hộ Khánh Sơn, Nam Kim… mà là cây để phủ xanh đất trống đồi trọc của huyện. Với đặc điểm chịu được thời tiết khắc nghiệt, chịu hạn hán tốt, quả chanh có nhiều tinh dầu, mọng nước, thơm là đặc trưng nổi bật. Tuy nhiên, diện tích trồng tập trung với quy mô lớn chưa nhiều, chủ yếu các hộ đang trồng tại vườn nhà với quy mô nhỏ là chính.
Nam Đàn có khoảng 500 đến 600 ha trồng chanh, riêng xã Khánh Sơn, diện tích là 53 ha, vụ chính thu hoạch 10 tấn/ha. Xã Khánh Sơn có 6/12 xóm trồng chanh, trong đó xóm 2 có số hộ trồng chanh nhiều nhất, với hơn 100 ha; mỗi hộ có từ vài sào đến vài ha chanh.
Những năm trước đây chanh quả tại vùng Khánh Sơn có giá tương đối cao từ 18.000-20.000 đ/kg đối với chanh chính vụ và 40.000-50.000 đ/kg đối với chanh trái vụ. Tuy nhiên nững năm gần đây do cây chanh trồng lâu năm dễ bị nhiễm sâu bệnh, giá cả thị trường biến động nên xu hướng trồng chanh trên địa bàn giảm vì thế sản lượng chanh giảm hơn so với những năm trước đây. Các hộ dân trồng chanh tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoặc thông qua các thương lái, vì vậy, tình trạng được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa diễn ra hàng năm, và phụ thuộc vào thương lái thu mua là chính.
Và việc người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra… Đây là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất chanh. Vì vậy, để sản phẩm chanh có thể đứng vững trên thị trường và được người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp biết đến nhiều hơn chúng ta cần phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chanh quả, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ rộng rãi thông qua các trang thương mại điện tử.
Chính vì vậy, xã Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Khánh Sơn đã xây dựng quy hoạch vùng trồng chanh và thực hiện xây dựng mã code truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm chanh quả Thiên nhẫn. Sản phẩm chanh quả Thiên nhẫn mang những giá trị và đặc trưng riêng và khi chúng ta thực hiện việc xây dựng mã số vùng trồng cũng như mã code cho sản phẩm người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy thông tin trên quả chanh Thiên nhẫn thông qua mã code từ đó nâng cao giá trị sản phẩm chanh của chúng ta trên thị trường.