+
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHỆ AN
HỖ TRỢ
OCOP NGHỆ AN
call
18.450.000 VNĐ
199.000 VNĐ
2.500.000 VNĐ
Tính vị qui kinh:
Hồ tiêu vị cay tính nóng. Qui kinh Vị Đại tràng.
Theo các sách cổ:
Thành phần chủ yếu:
Hồ tiêu có tinh dầu. Thành phần chủ yếu có piperine, chavicine (là 2 ankaloit chủ yếu) piperamine, peperanine, peperonal, dihydrocarveol, caryophyllene oxide, cryptone, transpinocarveol, cis-p-2-8-menthadien-I-ol.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Hạt tiêu có tác dụng ôn trung chỉ thống, chủ trị chứng đau bụng lạnh, nôn, tiêu chảy.
Trích đoạn Y văn cổ:
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị động kinh: Tác giả dùng Kháng giản linh trị 73 ca động kinh đã dùng thuốc tây không khỏi. Liều thường dùng mỗi ngày 150 - 200mg, có ca dùng liều gấp đôi, liệu trình từ 6 tháng đến 2 năm. Kết quả rõ 36 ca, tiến bộ 34 ca, tỷ lệ có kết quả 95,9%, không kết quả 3 ca. Có 35 ca làm lại điện não đồ, có 23 ca được cải thiện, có kết quả tốt đối với loại động kinh nguyên phát hoặc do chấn thương cơn lớn, không có phản ứng phụ rõ rệt, trường hợp dùng thuốc trên 200mg mỗi lần, có ca váng đầu, buồn ngủ kém ăn hoặc buồn nôn (Báo cáo của phòng khám Động kinh Bệnh viện Nhân dân thuộc Học viện Y học Bắc kinh- Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,6:321).
2.Trị trẻ em tiêu chảy: lấy 1 - 2 hạt tiêu trắng tán bột bỏ vào rốn của trẻ em dùng băng dính dán lại 24giờ thay một lần, có thể dùng 2 - 3 lần. Đã trị 209 ca có kết quả 81,3% (Tạp chí Trung y Hà bắc 1985,4:23).
3.Trị quai bị: Bột Hồ tiêu 0,5 - 1g trộn với bột mì trắng 5 - 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ cho vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần. Tác giả Bạch vân Điền trị 18 ca kết quả tốt (Tạp chí Y học Sơn tây 1960,1:66).
Ngoài ra Hồ tiêu phối hợp với Đậu xanh trị Xích Bạch lî, bột Hồ tiêu bôi vào răng, Hồ tiêu dùng làm gia vị, làm tăng khẩu vị kích thích tiêu hóa.
Liều lượng dùng và chú ý: