+
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHỆ AN
HỖ TRỢ
OCOP NGHỆ AN
400.000 VNĐ
55.000 VNĐ
90.000 VNĐ
call
250.000 VNĐ
26.290.000 VNĐ
33.050.000 VNĐ
Mỗi vùng miền đều có những đặc sản những món ăn mang tính chất riêng, để khi nhắc đến mỗi một vùng miền nào đó người ta sẽ có ấn tượng sâu sắc về các sản phẩm địa phương đó.Nhắc đến Nghệ An chúng ta thường nghĩ ngay đến đặc sản “Lươn Đồng Xứ Nghệ” cũng như khi nhắc đến Nam Đàn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đặc sản Tương Nam Đàn. “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” Câu thơ nhắc đến những món ăn dân giã, mộc mạc cũng nhắc đến “Tương” như một món ăn luôn hiện hữu trong mỗi bữa cơm gia đình, chỉ cần cơm canh, cà dầm tương đã gợi nhớ sâu sắc đến mùi vị của quê nhà. Tương là một món ăn dân giã, quen thuộc mang đậm tính truyền thống. Được làm từ các nguyên liệu rất gần gũi với cuộc sống đó là hạt đậu tương, gạo nếp, muối biển và nước. Sản xuất theo quy trình thủ công truyền thống. Tuy vậy, với sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lối sống hiện đại ngày nay đã khiến các thế hệ con cháu không còn tâm huyết với các sản phẩm truyền thống. Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay,“ Tương Sa Nam Hương Dương” vẫn được biết đến là món ăn truyền thống trên mâm cơm của người dân Xứ Nghệ. Dẫu có đi xa, Người Xứ Nghệ vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ cái hương vị đậm đà của Tương được chắt chiu từ những hạt đậu, xôi nếp trên mảnh đất thân thương.Ai đã từng ghé về thăm miền di tích Nam Đàn –mảnh đất sinh thành Chủ tịch Hồ Chí Minh – địa chỉ đỏ trong lòng người Việt và bạn bè Quốc tế, hẳn cũng không quên “ Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn”. Để hiểu rõ hơn về thứ đặc sản có một không hai này, chúng tôi đã tìm đến cơ sở sản xuất “Tương Sa Nam Hương Dương” của chị Hồ Thị Xuân Hương ở xóm 2, xã Nam Anh – một thành viên của HTX Nông nghiệp sản xuất và chế biến Tương Sa Nam Hương Dương cũng là cơ sở đăng ký tham gia chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm của huyện Nam Đàn năm 2022. Chất lượng sản phẩm đến với người tiêu dùng: Muốn biết chất lượng tương ngon, người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào màu tương, tương đạt chuẩn có màu vàng sẫm như mật ong hoặc màu cánh gián. Tương rót ra sánh đặc không có mùi ngái, dậy mùi thơm, vị tương có cảm giác bùi béo, đậm, ngọt mặn. Cũng như các loại tương khác, tương Sa Nam cũng được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc với đời thường, là loại tương mảnh, tức là hạt đậu tương được giã thành mảnh chứ không nát như tương Bần, nên nhìn bề ngoài tương Sa Nam sền sệt đặc trưng cũng là vì thế! Tương là đặc sản dùng để làm nước chấm các loại thịt luộc, rau luộc, kho cá, hoặc dùng làm nước chan ăn với cơm hằng ngày. Người Nam Đàn coi tương như linh hồn của quê hương, thường chọn làm quà biếu khách quý, hay mang theo mỗi khi đi xa. Ngược lại, khách đến Nam Đàn cũng không thể bỏ qua món quà này để làm quà tặng cho người thân ở nhà. Sản phẩm đảm bảo uy tín, tự tin vươn xa cùng OCOP: Hiện cơ sở sản xuất tương của gia đình chị Hồ Thị Xuân Hương đã được công nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo Tiêu chuẩn cơ sở, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tham chiếu với các chỉ tiêu Cảm quan, Hóa học, Vi sinh, Hàm lượng kim loại nặng, Hàm lượng chất bảo quản, Thành phần cấu tạo v.v…đều đúng mức qui định, nằm trong giới hạn cho phép của Bộ y tế. Cơ sở đã có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, được Chi cục quản lý nông lâm sản và thủy sản Nghệ An chứng nhận đảm bảo ATTP, đã đăng ký sử dụng mã vạch, có tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được gắn mác trên bao bì với đầy đủ các nội dung: tên sản phẩm, địa chỉ cơ sở sản xuất, khối lượng sản phẩm, thành phần nguyên liệu, hướng dẫn sử dụng và ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng. Đây chính là điều kiện cần để sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện, bảo đảm đủ điều kiện đưa hàng vào siêu thị theo yêu cầu của nhà phân phối sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị kinh tế, nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm cũng như khẳng định chỗ đứng cho riêng mình, lưu giữ một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người dân Nam Đàn nói riêng, xứ Nghệ nói chung.