+
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGHỆ AN
HỖ TRỢ
OCOP NGHỆ AN
Mua sắm qua mạng có nhiều tiện ích và ưu việt hơn hình thức mua sắm truyền thống. Thế nhưng để mua sắm được an toàn đòi hỏi bạn là người tiêu dùng nên lưu tâm đến nhiều khía cạnh. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn những mẹo nhỏ hữu ích để bạn cảm thấy thoải mái nhất khi mua hàng.
1. Đảm bảo bạn chuẩn bị tiến hành giao dịch trên một môi trường thiết bị và đường truyền an toàn Trước nhất, bạn cần chọn giao dịch trên một máy tính hoặc thiết bị di động an toàn, bảo mật, cập nhật những bản vá lỗi. Tốt nhất chính là giao dịch trên máy tính cá nhân đáng tin cậy của bạn. Bạn nên bật hệ thống tường lửa cá nhân (firewall). Nếu sử dụng mạng không dây, bạn nên kiểm tra việc mã hóa đường truyền để đảm bảo bên thứ 3 không thể thu thập trái phép được dữ liệu của bạn. Đây là yếu tố cơ bản nhưng nó sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa khả năng bị tấn công, đánh cắp thông tin nhạy cảm.
Trong trường hợp cực chẳng đã phải sử dụng máy tính lạ (nơi công cộng, café internet, máy dùng chung...), bạn hãy chắc chắn rằng mình đã đăng xuất (log-out) khỏi mọi loại tài khoản sau khi sử dụng; xóa lịch sử duyệt web, cookie, cache... 2. Nắm vững thông tin người bán Không nhiều website thương mại điện tử có thương hiệu được nhận biết rộng rãi. Chính vì vậy, trước khi ra quyết định mua hàng, bạn cần nắm rõ trong tay thông tin về người bán như: tên doanh nghiệp hoặc thương nhân, thông tin đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở giao dịch, thông tin liên hệ, số điện thoại cố định, đường dây nóng, địa chỉ email, các tài khoản hỗ trợ trực tuyến, thông tin về tài khoản ngân hàng, v.v... Thậm chí trong một vài tình huống cụ thể, bạn còn phải kiểm tra tính chính xác của các loại thông tin này trước khi ra quyết định mua hàng.
3. Kiểm tra mức độ uy tín của người bán trên môi trường trực tuyến Có 2 cách phổ biến để kiểm tra mức độ uy tín của người bán trên môi trường trực tuyến: tự bạn kiểm tra hoặc thông qua đánh giá của các tổ chức độc lập có chuyên môn. Cách thứ nhất, tự bạn kiểm tra: có nhiều nơi giúp bạn kiểm nghiệm mức độ uy tín của người bán. Bạn có thể kiểm tra bằng công cụ tìm kiếm (như Google) bằng các từ khóa khác nhau, ví dụ: “công ty X” + “lừa đảo”; “website Y” + “bán hàng rởm”, v.v... Bạn có thể nhận được những lời khuyên quý báu từ cộng đồng, diễn đàn trực tuyến. Giả sử bạn đang định mua những đồ dùng dành cho mẹ và bé, bạn nên tham khảo uy tín của người bán hoặc kinh nghiệm mua hàng trực tuyến trên diễn đàn Webtretho.com. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để đọc những đánh giá (review) của khách hàng - những người đã từng mua hàng trên website đó để có thêm thông tin tham khảo về người bán.
Nhãn tín nhiệm là một trong những dấu hiệu tin cậy giúp bạn ra quyết định mua hàng
Cách thứ hai, thông qua đánh giá của các tổ chức độc lập có chuyên môn: đây là hình thức tham khảo rất hữu ích vì bạn có thể dựa vào một tổ chức chuyên nghiệp, độc lập và khách quan để kiểm tra mức độ uy tín của người bán. Nếu một website có thể trải qua những bài đánh giá khắt khe của các tổ chức này thì bạn hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng tiến hành giao dịch. Ở Việt Nam, bạn có thể thử tham khảo sự đánh giá của tổ chức SafeWeb.vn
4. Tham khảo kỹ các chính sách giao hàng, đổi trả hàng, hoàn tiền, vận chuyển hàng hóa trên chính website bán hàng Người mua thường ở thế yếu trong giao dịch, vì vậy bạn cần nắm vững các điều khoản này trước khi nhấn vào nút mua hàng. Nhiệm vụ của bạn lúc này là cần kiểm tra tính minh bạch, rõ ràng của các điều khoản giao dịch, ví dụ như: nghĩa vụ của người bán, nghĩa vụ của người mua, có loại phí nào được tính vào giá thành sản phẩm mà không công khai? Thời gian đổi trả hàng, điều kiện hoàn tiền, phí vận chuyển, vùng vận chuyển và thời gian vận chuyển hàng hóa, v.v...
5. Kiểm tra chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng Trong khi bạn thường không mấy để tâm tới chính sách này thì đây lại là một rủi ro lớn khi bạn mua hàng trên mạng. Người bán hoàn toàn có thể lợi dụng thông tin cá nhân của bạn vào các mục đích không nêu trước hay thậm chí là bán thông tin này cho một bên thứ 3. Bạn phải được biết trước và có quyền từ chối khi người bán có ý định chia sẻ loại thông tin này với người khác.
6. Không cung cấp thông tin về thẻ thanh toán tại những website không đảm bảo an toàn Khi bước vào khâu thanh toán, bạn phải kiểm tra chắc chắn người bán đang cung cấp cho bạn một kênh giao dịch mã hóa an toàn với biểu tượng “https” trên thanh địa chỉ của trình duyệt web (giao thức SSL). Việc này giúp bạn tránh rủi ro thông tin thanh toán bị đánh cắp trong quá trình giao dịch. Đối với các website thương mại điện tử mà bạn không rõ mức độ tín nhiệm, thậm chí bạn chỉ cung cấp thông tin thẻ thanh toán khi họ có sử dụng đến một trung gian thanh toán uy tín. Ở Việt Nam đó là các trung gian như: KeyPay, Smartlink, Banknet, Ngân Lượng, Bảo Kim. Ở nước ngoài đó là các trung gian như: PayPal, Google CheckOut, Apple Pay, Bill Me Later, v.v...
7. Không để bị lừa bằng email (scam, phishing) Hình thức lừa đảo qua email tưởng chừng như cổ lỗ sĩ nhưng lại là hình thức lừa đảo phổ biến nhất và hiệu quả nhất trên mạng Internet cho tới tận ngày nay. Tuyệt đối bạn không được tin vào những email đề nghị bạn cung cấp tên tài khoản, mật khẩu, thông tin cá nhân, thông tin tài chính, gửi cho bạn những đường link lừa đảo và dụ bạn nhấn vào đường link đó, v.v... Một website bán hàng uy tín không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp những loại thông tin đó qua email.
8. Kiểm tra sao kê tài khoản thường xuyên Nhiều người tiêu dùng thường có thói quen chỉ kiểm tra sao kê tài khoản khi đến kỳ (hàng tháng, hàng quý). Đây là một thói quen mang lại rủi ro lớn. Bạn nên tăng tần suất kiểm tra sao kê giao dịch nhằm phát hiện kịp thời những giao dịch nghi vấn. Bạn cũng nên sử dụng dịch vụ thông báo giao dịch thành công qua tin nhắn điện thoại di động. Với mỗi một giao dịch phát sinh, các ngân hàng sẽ thông báo cho bạn biết. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu tâm tới việc sử dụng cách thức xác thực thanh toán bằng hai lớp mật khẩu với mật khẩu dùng một lần (one time password). 9. Lưu giữ toàn bộ chứng từ liên quan tới giao dịch Bạn nên lưu trữ hoặc in ra giấy những chứng từ giao dịch, ngày giờ giao dịch, email xác nhận đơn hàng, lịch sử giao dịch, hóa đơn vận chuyển, tin nhắn thông báo, thông tin liên hệ, v.v... Những loại thông tin này có thể được sử dụng làm bằng chứng cho quá trình giao dịch cũng như giải quyết tranh chấp (nếu có). 10. Chỉ sử dụng những ứng dụng di động (app) uy tín Ngoài mua sắm trên máy tính cá nhân, giờ đây bạn còn có thể mua sắm trên thiết bị di động. Bạn chỉ nên sử dụng đến những app chính hãng hoặc những app được tải về thiết bị di động từ những nguồn uy tín như Apple Apps Store, Google Play, Windows Phone. 11. Hiểu rõ quyền lợi của mình Cuối cùng, bạn nên tìm hiểu rõ quyền lợi của mình khi tham gia vào một giao dịch dân sự nói chung hay một giao dịch mua bán hàng hóa trực tuyến nói riêng. Bạn cần nắm được liệu pháp luật Việt Nam công nhận, bảo vệ, quyền lợi của mình như thế nào và bằng cách nào. Nếu xảy ra tranh chấp, khiếu nại thì cần làm những việc gì. Ở Việt Nam bạn có thể liên hệ với 2 đơn vị: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương (www.VECITA.gov.vn) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (www.VECOM.vn) để được tư vấn thêm thông tin.
Văn Long
Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 01/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, đồng thời lợi...
Trong những năm trở lại đây, khi trình độ dân trí đi lên, để theo kịp thời đại, các công ty đa cấp lừa đảo cũng liên tục tìm cách...
Bluezone là ứng dụng định vị cảnh báo xác định vùng an toàn do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Ứng dụng Bluezone sẽ ghi nhận sự tiếp...
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông) đã...
Lazada không hề rút lui khỏi thị trường Việt Nam, mà trái lại, Lazada còn là đối thủ đáng gờm của các công ty trong nước như Vatgia và Tiki,...
Theo đại diện của của MasterCard, tại Việt Nam, người dân có biết đến sự hiện diện của thẻ, khi cần vẫn biết sử dụng thẻ để giao dịch nhưng...